Tổng cộng:

Bình tích áp Varem thường gặp phải các lỗi gì ?

Bình tích áp Varem là loại bình chứa có chức năng là nén áp suất năng lượng thủy lực dùng để tích trữ áp lực chất lỏng. Bình chỉ có chức năng tích áp khi được dùng với máy bơm nước matra 

1. Lỗi rò rỉ nước của bình tích áp Varem và cách khắc phục

Khi sử dụng thường hay gặp lỗi rò rỉ nước do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do rách ruột bình tích áp. Với lỗi này thì bắt buộc phải thay ruột bình tích áp khác. Mặc dù một số khách hàng đã thử vá ruột bình nhưng với cách sử lý này là không khả thi không phù hợp. Trong một số trường hợp khác thì do lỗi mặt bích không kín hoặc đầu kết nối của bình tích áp được lắp với hệ thống dẫn nước không kín

2. Bình tích áp Varem bị giảm áp hoặc mất áp

Bộ phận ảnh hưởng và liên quan đến áp lực của bình đó là vỏ bình, van xả, van nén. Nguyên nhân có thể do vỏ bình tích áp Varem bị hỏng, bị thủng hoặc vị trí tiếp xúc của vỏ bình với mặt bích bị hoen gỉ khiến bình bị hở gây ra hiện tượng tràn khí nito ra ngoài. Đối với trường hợp này thì chỉ có thể thay mới bình khác . Trong một số trường hợp không phải do nguyên nhân hỏng vỏ bình thì có thể do hỏng van thì chúng ta có thể thay thế van 

3. Bình tích áp Varem bị tràn nước

Bình tích áp bị tràn nước nguyên nhân chủ yếu là do các lỗi sau

+Do vị trí lắp đặt không cùng trên một mặt phẳng. Tư vấn của nhà sản xuất là chúng ta nên đặt trên bệ bê tông phẳng có kệ kê bên dưới

+ Ruột Bình tích áp có chứa cấn vôi, sắt, nhôm hay các kim loại nặng có trong nước có thể bám vào ruột bình tích áp làm cho ruột bình cứng lại khiến cho bình trở lên kém linh hoạt

+ Trong nước có nhiều clo kiến cho ruột bình trở lên giòn và kém linh hoạt

Ngoài ra, bình tích áp còn thường gặp các lỗi khác như:

  • Áp suất không đủ: Nếu áp suất nước trong bình tích áp không đủ để kích hoạt bơm nước, thì có thể có vấn đề với van áp suất hoặc mức nước trong bình tích áp.
  • Không đúng áp suất: Nếu áp suất nước quá cao hoặc quá thấp trong bình tích áp Varem, có thể gây ra các vấn đề với hệ thống bơm nước.
  • Bình tích áp không hoạt động: Nếu bơm nước vận hành liên tục mà không tắt, hoặc nếu bơm không vận hành khi cần thiết, có thể có vấn đề với bình tích áp hoặc van áp suất.
  • Nhiễm bẩn: Nếu bình tích áp Varem bị nhiễm bẩn bên trong, có thể làm giảm hiệu suất và gây ra các vấn đề với hệ thống bơm nước. 

*  Trường hợp bình bị hỏng ruột thì sẽ tiến hành kiểm tra và thay ruột bình

Bình tích áp varem là thiết bị không thể thiết trong việc duy trì áp lực nước trong đường ống của hệ máy bơm tăng áp dân dụng hay công nghiệp. Trong quá trình vận hành không thể tránh khỏi việc bình tích áp bị hỏng ruột do quá trình lão hóa ruột bình, vì vậy chúng ta cần thường xuyên kiểm tra định kỳ áp lực nước ở đồng hồ áp lực để thay thế kịp thời.

Trước tiên chúng ta cần kiểm tra khi thấy áp lực bình tích áp bị giảm đột ngột thì chứng tỏ bình tích áp đang có vấn đề và chúng ta cần kiểm tra bình xem ruột bình có bị hỏng hay không. Khi đã xác định được nguyên nhân là do bình hỏng chúng ta cần kiểm tra lại một số nội dung sau để thay thế bình:

–        Xác định dụng tích của bình tích áp

–        Xác định áp lực bình tích áp

–        Xác định nhãn hiệu của bình  (ruột bình tích áp varem không thể thay thế cho ruột bình aquasystem và ngược lại)

Sau khi đã lựa chọn ruột bình tích áp phù hợp chúng ta tiến hành thay thế ruột bình tích áp:

+  Các bước thay ruột bình tích áp Varem cũng như thay ruột bình tích áp nói chung như sau:

1. Tháo lắp van đầu vào sau đó để áp lực trong bình thoát ra ngoài hết.

Ruột bình tích áp

2. Sau khi áp lực trong bình tích áp không còn, tiến hành tháo mặt bích varem

Ruột bình tích áp

3. Tháo ruột bình ra thông qua chỗ miệng bình

Ruột bình tích áp

4. Thay ruột bình mới vào một cách cẩn thận.

Ruột bình tích áp

5. Chỉnh cho ruột bình nằm giữa, cho miệng ruột kín với miệng bình và không che kín các lỗ ren vặn mặt bích.

Ruột bình tích áp

6. Lắp mặt bích vào sao cho ép chặt cổ của ruột bình gắn chặt với bình không để bị thoát hơi khi có áp lực tác dụng lên ruột bình.

Ruột bình tích áp

7. Vặn chặt các ốc vít trên mặt bích

Ruột bình tích áp

8. Đặt lại vị trí van đầu vào

Ruột bình tích áp

9. Điều chỉnh lại áp lực tác dụng lên ruột bình tích áp theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Ruột bình tích áp

10. Đậy nắp an toàn cho van đầu vào.

Ruột bình tích áp

Hy vọng với quy trình tháo lắp ruột bình tích áp như trên quý khách có thể tự thực hiện tại nhà.

* Hướng dẫn cách chọn bình tích áp Varem cho đúng để hạn chế các lỗi thường gặp

Bình tích áp Varem được sử dụng hầu hết trong hệ bơm cấp nước, hệ máy bơm tăng áp cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Vì thế việc tính toán và lựa chọn bình tích áp là rất quan trọng.

Trước tiên chúng tôi xin giới thiệu công thức tính chọn bình tích áp:

Để tính toán bình tích áp Varem thì chúng ta phải xác định được sơ đồ bơm tăng áp:

1. Lưu lượng tính toán:

Q = 5,437  l/s = 19,57  m3/h( Chọn máy bơm 96500189 CRI 20-2) 

Cột áp tính toán:  H = 20 m

Sơ đồ tính toán bình tích áp

      Tính toán bình tích áp – Sơ đồ tính toán

2. Lựa chọn các thông số để tính toán cho việc chọn bình tích áp Varem phù hợp nhất.

Dựa vào biểu đồ bơm tăng áp ta chọn giá trị điểm cut-out , cut –in như sau:

Qcut-in = 25,5 m3/h

Hcut-in= 15m

Qcut-out = 4,27 m3/h

H cut-out = 27,5 m

Số lần khởi động và tắt bơm tăng áp trong 1 giờ : n=20 lần

Số lượng bơm : 1 cái

3. Tính toán bình tích áp Varem:

Hệ số chênh lệch áp = Hcut-out + Hcut-in/ Hcut-out = (2,75+1) – (1,5+1) / (2,75+1) = 0,33

Lưu lượng trung bình = (Qcut-in + Qcut-out) / 2 = 14,885 m3/h = 4,13 l/sThời gian vận hành của bơm trong 1 chu kỳ = 3600 / ( 20×1) = 180s

Thời gian lưu trữ của bình tích áp = 20% x 180 = 36 (s)

Thể tích bình tích áp = 36 x 4,13 = 148,68 ( lít)

Thể tích thực tế bình tích áp = 148,68 / 0,26 = 571 ( lít)

Mong rằng với cách tính toán bình tính áp trên đây có thể giúp các bạn chọn được model bình tích áp hợp lý nhất!

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm bình tích áp xin liên hệ 0983.480.880

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X